VẬT LIỆU XANH GIÚP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG

Hiện nay chủ sở hửu các công trình kiến trúc đã phải nghỉ đến giải pháp ứng dụng công nghệ xanh vào các tòa nhà của mình, để giảm bớt chi phí năng lượng tiêu thụ và giảm thiểu khí thải carbon từ các tòa nhà.

Với các giải pháp về kiên trúc như sử dụng vật liệu xanh, trong xây dựng nhằm giảm thiểu sự hấp thụ tia tử ngoại và tia sáng hồng ngoại của mặt trời. Ngoài ra còn giảm thiểu sự hấp thụ tia tử ngoại và tia sáng hồng ngoại của mặt trời để làm giảm nhiệt độ cho các tòa nhà hướng đến mục đích tiết kiệm năng lương.

Chúng ta đều biết gió có thể tạo ra năng lượng, bạn cũng có thể khai thác sức mạnh của gió để tạo ra nhiệt. Nghiên cứu của Đại học Oregon State đã chứng minh có thể tạo làm nóng nước từ tuabin gió cỡ nhỏ. Không giống như các thiết bị làm nóng nước khác có sử dụng các yếu tố nhiệt điện hay lửa, các tuabin gió này có cấu trúc bền vững và có thể được bắt vít vào mái nhà, hoặc những vị trí khác nơi có gió thổi qua. Điều quan trọng là cần phải có đủ gió để làm quay tuabin.

img]

Khi có đủ gió, tuabin quay những nam châm gắn trên một tấm kim loại nằm ở phía đối diện của trục. Những nam châm này quay gần tiến tới một tấm đồng, điện trở từ từ các nam châm quay làm nóng tấm đồng. Khi nam châm làm nóng tấm đồng, nước được bơm qua một ống đồng gắn ở mặt sau tấm đồng. Sau đó, nước nóng được sử dụng như một nguồn nhiệt sưởi ấm trong nhà.

Ngoài ra còn sử dụng các thiết bị điện tiết kiệm năng lượng khác như: Đèn led, compact, điều hòa trung tâm làm biến tầng…

img]

Sau đây là 3 công nghệ xanh mới nhất dùng cho tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu chi phí và kiểm soát được chính công việc và cuộc sống của người sử dụng:

Công nghệ phủ HPS

Công nghệ lớp phủ HPS là một loại lớp phủ cách nhiệt được thiết kế cách nhiệt cho cả nội và ngoại thất. Công nghệ phủ này phản chiếu lại sự tỏa nhiệt bên trong của các công trình mà không làm ảnh hưởng đến kết cấu, thẩm mỹ chung của các công trình đó. Kết quả là tăng hiệu quả tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí điện năng và khí thải carbon.

Đối với các cửa sổ, có loại công nghệ HPS-G – loại công nghệ phủ kính trong suốt phản chiếu khí nóng, chỉ sử dụng một lớp phủ duy nhất. Lý tưởng cho việc áp dụng cả thời tiết mùa nóng và lạnh. Lớp phủ ngăn không cho khí nóng hoạt động, chặn được khoảng 99% .tia tử ngoại và 85% tia hồng ngoại. Lớp phủ này được thiết kế để giảm nhiệt độ trong nhà từ 5-8 độ và giảm được khoảng 20-30% chi phí điện năng cho công trình.

Công nghệ MODLET

Mặc dầu chưa chính thức đi vào thị trường nhưng công nghệ Modlet – ThinkEco là công nghệ được sáng chế nhằm loại trừ sự mất mát của năng lượng qua các thiết bị sử dụng trong văn phòng và nhà ở. Modlet là một con chip lần theo dấu tích năng lượng tiêu thụ và thông báo việc tiêu thụ năng lượng qua blowser mạng. Modlet cho phép người sử dụng có thể theo dõi được thông tin tiêu thụ năng lượng để đánh giá việc tiêu thụ đó và lập nên một kế hoạch và chiến lược để cải thiện việc tiêu thụ điện năng trong ngôi nhà hoặc văn phòng của người sử hữu.

Công nghệ này có thể tiêt kiệm được 10-20% hóa đơn điện hàng tháng, phụ thuộc vào các thiết bị mà ta sử dụng cho công trình.

Công nghệ DESIGO

hệ thống DESIGO – hệ thống này được sáng chế nhằm cải thiện môi trường và quản lý năng lượng tiêu thụ. Hệ thống DESIGO được thiết kế để ứng dụng cho tất cả các loại công trình, cho phép người sử dụng có thể quản lý được mức độ tiêu thụ điện năng và điều chỉnh sắp xếp hệ thống dựa vào việc thay đổi các thông số. Kết quả là công trình kiến trúc sẽ đạt được thành tựu trong tiết kiệm năng lượng tối đa.

img]

Các tòa nhà hiện nay ngoài sử dụng các công nghệ xanh, để tiết kiệm năng lượng mà còn phải điều khiển một cách thông minh, nhằm giảm chi phí vận hành và kiểm soát tốt quá trình tiêu thụ năng lương một cách hợp lý.

Tag: VLXD Đà Nẵng/đá tự nhiên trang trí/đá trang trí đà nẵng.

 

Đánh giá bài viết này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hotline
Hotline: 0901.920.920 - 0935.537.085 (Tư vấn khách hàng) - 0901.920.920 (Zalo hoặc Viber)