BÊ TÔNG NHẸ CỐT LIỆU RỖNG VẬT LIỆU THÔ PHỔ BIẾN HIỆN NAY TRONG XÂY DỰNG

Bê tông nhẹ là một loại vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực. Bê tông nhẹ ngoài các ưu điểm của bê tông thông thường còn có tính cách âm, cách nhiệt tốt hơn và đặc biệt là tổng giá thành của công trình nhà cao tầng xây dựng bằng bê tông nhẹ thường thấp hơn đáng kể so với các loại bê tông thông thường khác. Vì vậy bê tông nhẹ cốt liệu rỗng đang là vật liệu thô được sử dụng khá nhiều trong ngành xây dựng và đang dần thay thế các vật liệu bê thông truyền thống.

Bê tông nhẹ thường được dùng để làm khung, sàn, tường cho nhà cao tầng dùng trong các kết cấu vỏ mỏng, tấm cong; trong cấu tạo cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn…

Công nghệ bê tông nhẹ là công nghệ sạch, tận dụng nguồn phế liệu trong công nghiệp để sản xuất vật liệu rẻ tiền và thân thiện với môi trường.

Vào những năm đầu của thế kỷ XX, người ta đã dùng lò quay để sản xuất cốt liệu rỗng nhân tạo cường độ cao dùng cho bê tông nhem. Cốt liệu nhẹ nhân tạo đi từ đất sét hay á sét,… có thể là keramzit, aglôpôrit, peclit, xỉ xốp, xỉ hạt,… Phổ biến nhất và có chất lượng cao là cốt liệu rỗng keramzit.

Phân loại bê tông nhẹ

Bê tông nhẹ cốt liệu rỗng là một trong các chủng loại của các bê tông nhẹ được dùng nhiều trong xây dựng.

* Căn cứ vào phạm vi sử dụng, các loại bê tông nhẹ được chia thành 3 nhóm :

– Cách nhiệt, đối với chúng yếu tố quyết định là độ dẫn nhiệt và khối lượng thể tích.

– Kết cấu – cách nhiệt, nó phải có tỷ lệ xác định của cường độ và khối lượng thể tích, cũng như độ dẫn nhiệt nhất định.

– Kết cấu, đối với chúng yếu tố quyết định là cường độ.

– Căn cứ vào cấu trúc, các loại bê tông nhẹ được chia thành 4 nhóm :

– Bê tông nhẹ thường hay đặc, trong chúng các lỗ rỗng giữa cốt liệu được lấp đầy bằng vữa.

– Ít cát, các lỗ rỗng giữa các hạt cốt liệu lớn chỉ được lấp đầy từng phần bằng vữa.

– Không có cát (lỗ rỗng lớn), được chế tạo chỉ dùng cốt liệu rỗng lớn với lượng dùng chất kết dính không quá 300 kg/m³.

Các tính chất căn bản của bê tông nhẹ

Trong bê tông vừa mới đổ khuôn cấu trúc đặc, thể tích của các lỗ rỗn giữa các hạt không vượt quá 3%, trong bê tông ít cát và tạo rỗng 25%, trong bê tông lỗ rỗng lớn 40%. Bê tông nhẹ cốt liệu rỗng được đặc trưng bởi mác theo cường độ chịu nén, kéo dọc trục, kéo khi uốn và độ chống băng giá. Trong những trường hợp riêng biệt đối với bê tông nhẹ còn có yêu cầu về độ chịu nhiệt, độ chống ăn mòn và tương tự.

► Theo cường độ chịu nén, bê tông nhẹ có các mốc sau đây : 5, 10, 15, 25, 35, 50, 75, 100, 150, 200, 250, 300, 350, 400, 500, 600. Đối với bê tông không có cát (lỗ rỗng lớn) người ta quy định các mác 15, 25, 35, 50, 75 và 100.

► Theo cường độ chịu kéo dọc trục (đúng tâm) bê tông nhẹ Mác 100 và hơn nữa được phân chia thành các mác tương ứng K11, K15, K18, K20, K23, K27 và K31. Theo cường độ chịu kéo khi uốn bê tông nhẹ các mác 100 – 600 được chia thành các mác tương ứng 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45 và 50.

Sự khác biệt giữa bê tông nhẹ dùng cốt liệu rỗng và bê tông nặng thường về căn bản liên quan đến những đặc điểm của cốt liệu rỗng. Cốt liệu rỗng có khối lượng thể tích không lớn và cường độ tương đối nhỏ (nhỏ hơn mác bê tông).

Để có được bê tông nhẹ có công dụng, chức năng nhất định cũng như để điều chỉnh được các tính chất của bê tông trong các giới hạn của một trong ba nhóm, người ta dùng cốt liệu có phẩm chất xác định, đặc biệt là lựa chọn cẩn thận cấp phối hạt của cốt liệu, làm thay đổi cấu trúc của bê tông, tạo rống cho thành phần vữa của bê tông…

Bê tông nhẹ dùng cốt liệu rỗng có độ chống băng giá và độ chống nứt lớn, độ ẩm khai thác độ từ biến nhỏ so với các loại bê tông xốp.

Yếu tố căn bản xác định tất cả các tính chất của bê tông nhẹ đó là phẩm chất của cốt liệu rỗng.

Kinh nghiệm cho thấy rằng, trên cơ sở của các loại cốt liệu rỗng, theo nguyên tắc có thể chế tạo được bê tông nhẹ kết cấu – cách nhiệt và kết cấu, còn khi dùng các chủng loại nhẹ hơn – cũng được bê tông nhẹ cách nhiệt.
Bê tông nhẹ cốt liệu rỗng được sử dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực của thực tế xây dựng.

Trong xây dựng nhà ở và dân dụng từ bê tông nhẹ, người ta đã chế tạo nhiều cấu kiện lắp ghép kích thước lớn khác nhau của các tòa nhà và công trình : các panel tường ngoài và tường ngăn, dầm, dầm mang sàn, chiếu nghỉ và cầu thang… Các kết cấu từ bê tông nhẹ được chế tạo với cốt thép thường, cũng như đối với cốt thép dự ứng lực.

Đối với xây dựng cầu đường từ bê tông nhẹ người ta chế tạo các dầm, dàn cho cầu, các tấm lát mặt cầu…

Trong xây dựng các công trình thủy lợi, người ta dùng bê tông nhẹ để chế tạo tầu, thuyền.

Khi sử dụng bê tông nhẹ cốt liệu rỗng cần đặc biệt chú ý đến một số đặc điểm sau đây:

– Với mỗi một cốt liệu lớn chỉ chế tạo được bê tông nhẹ đến một cường độ giới hạn nhất định. Khi đã đạt đến cường độ này, nếu tiếp tục tăng cường độ của nền vữa tăng lượng dùng xi măng, giảm tỷ lệ nước/xi măng thì cường độ của bê tông nhẹ tăng không đáng kể, hiểu quả kinh tế sẽ thấp.

– Hệ số dẫn nhiệt của bê tông nhẹ tăng theo khối lượng thể tích và độ ẩm của nó. Do đó, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề chống thấm, ngăn nước cho những kết cấu bao che chế tạo từ bê tông nhẹ. Tuy nhiên bê tông keramzit cấu tạo đặc có khả năng chống thấm tốt hơn so với bê tông nặng thông thường.

– Trong thi công bê tông nhẹ cốt liệu rỗng cần đặc biệt quan tâm đến sự thống nhất giữa các yếu tố: tính công tác của hỗn hợp bê tông độ sụt côn; độ cứng; độ phân tầng;; phương pháp thi công và chế độ đầm chặt. Mối quan hệ này ảnh hưởng rất lớn đến tính đồng nhất của bê tông, do cốt liệu nhẹ có xu hướng nổi lên trong quá trình vận chuyển và tạo hình. Hiện tượng này rất dễ xảy ra khi hỗn hợp bê tông có độ dẻo cao hoặc có độ cứng lớn. Thông thường phải kết hợp gia tải với rung động trong quá trình tạo hình bê tông nhẹ. – Bằng cách sử dụng tổ hợp các phụ gia đặc biệt, có thể chế tạo được hỗn hợp bê tông nhẹ có độ chảy cao mà không bị phân tầng khi vận chuyển và tạo hình. Tuy nhiên, trong trường hợp này, cần phải giám sát quá trình sản xuất thi công bởi các chuyên gia công nghệ.

– Đối với các loại bê tông nhẹ công trình và công trình – cách nhiệt, cần đặc biệt quan tâm đến khả năng dính bám của bê tông với cốt thép. Bê tông nhẹ cốt liệu rỗng có cường độ nén ≥10Mpa đảm bảo được độ dính bám và bảo vệ được cốt thép không bị ăn mòn của môi trường. Trong trường hợp khác, cần có biện pháp tăng khả năng neo chắc và chống rỉ cho cốt thép trong bê tông.

Vật liệu xây dựng thô hay vật liệu trang trí nội và ngoại thất ngày càng phát triển mạnh mẽ, đa dạng sản phẩm về chất lượng, mẫu mã và mục đích sử dụng…Rất nhiều sản phẩm mới ra đời sở hữu các tính chất ưu việt dần thay thế các sản phẩm truyền thống mang lại hiệu quả xây dựng cao tiết kiệm chi phí.

Phố Đá Đẹp hy vọng qua bài viết này quý khách sẽ có được những thông tin cụ thể về vật liệu bê tông nhẹ cốt liệu rỗng này để có thể ứng dụng vào trong xây dựng ngôi nhà của mình nhằm tiết kiệm chi phí mà hiệu quả lại cao.

Phố Đá Đẹp nhà phân phối các sản phẩm trang trí nội và ngoại thất ( gạch ốp lát cao cấp, đá tự nhiên trang trí…) Tại Đà Nẵng và Toàn Quốc.

ĐÁ TRANG TRÍ PHỐ ĐÁ ĐẸP LÀ ĐIỂM ĐẾN ĐÁNG TIN CẬY CHO QUÝ KHÁCH HÀNG TẠI ĐÀ NẴNG VÀ KHẮP MỌI MIỀN ĐẤT NƯỚC!!!

Nguồn: VLXD.org (TH); Gachdatviet.com

Đá Tự Nhiên/Đá Ốp Tường/Đá Trang Trí/Đá Lát Nền Sân Vườn/ Đá Cubic

Đánh giá bài viết này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hotline
Hotline: 0901.920.920 - 0935.537.085 (Tư vấn khách hàng) - 0901.920.920 (Zalo hoặc Viber)