Dường như Kiến trúc bền vững đã tìm thấy mục tiêu cụ thể của mình là những tòa nhà xanh, nên từ đó danh từ Kiến trúc xanh trở thành phổ biến, thay cho danh từ Kiến trúc bền vững. Khái niệm biểu tượng “Xanh” thay thế hoàn hảo cho khái niệm bền vững, được tiếp nhận rộng rãi trên khắp thế giới. Xin dẫn lời của hai tác giả nổi tiếng:
– Osman Attmann: “Xanh là khái niệm biểu tượng, bao gồm các thuật ngữ bền vững, sinh thái và hiệu suất” (2010);
– Ken Yeang: “Kiến trúc xanh hoặc kiến trúc bền vững đơn thuần là những thuật ngữ khác nhau về vấn đề thiết kế với thiên nhiên và thiết kế với môi trường” (2011).
Như vậy, ta có thể hiểu Kiến trúc xanh hay Kiến trúc bền vững là công việc thiết kế kiến trúc để góp phần tạo ra tòa nhà xanh – Công trình xanh
Kiến trúc xanh không chỉ là công trình có nhiều cây xanh, thân thiện với môi trường mà còn phải bao hàm cả tính xã hội – nhân văn… Ví dụ, một công trình đáp ứng được rất nhiều yếu tố “xanh” như: Có nhiều cây xanh, sử dụng vật liệu công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, nếu trong quá trình xây dựng, công trình này phá vỡ cảnh quan xung quanh khu vực sẽ không phải là một kiến trúc xanh.
Kiến trúc xanh không phải là một điều gì đó xa lạ với người Việt. Trên thực tế, ở Việt Nam kiến trúc xanh đã có từ rất xa xưa, đó là cấu trúc nhà truyền thống được xây dựng bằng vật liệu đất nện, tre, mái lợp bằng rơm; làm nhà hướng Nam để đón gió mát về mùa hè, tránh gió lạnh về mùa đông; có ao hồ trước nhà, cây cối xung quanh. Xã hội ngày càng phát triển, quá trình đô thị hóa đã dần phá vỡ những kiến trúc xanh ở các vùng nông thôn. Tuy không thể hoài niệm những cái cổ xưa, nhưng đó là những bài học, là triết lý trong thiết kế mà kiến trúc hiện đại có thể kế thừa và phát huy.
Do e ngại về chi phí, nên công trình xanh tại Việt Nam còn rất hạn chế. Tuy nhiên, với tư duy và cách nghĩ mới, các kiến trúc sư trẻ được kỳ vọng sẽ tạo ra những công trình khiến trúc xanh với chi phí hợp lý.
Kiến trúc xanh hiện đại mang hởi thở của lối kiến trúc làng quê xưa nhưng dưới bàn tay khéo léo của các kiến trúc sư tài ba kết hợp các tiêu chí cơ bản đã tạo nen những công trình xanh chất lượng từ những toà nhà lớn đến công trình nhà ở, không gian xnh ngày càng được ứng dụng vào trong cuộc sống mang đến cho con người những giải pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng của sống từ chính không gian sống của mình. Các vật liệu thuần tự nhiên truyền thống được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng là nhờ kiến trúc xanh ra đời như đá tự nhiên, cây xanh, các loại gỗ, tre,…
Ngôi nhà mang vẻ đẹp xanh, thoả mái và xinh đẹp giữa lòng thành phố Nha Trang ( Biệt thự vườn thiết kế hình khối ấn tượng ở Nha Trang)
Tại Việt Nam, hiện cũng đã xuất hiện những công trình xây dựng mới được thiết kế với giải pháp xanh, không ít trong số đó đã được chứng nhận xanh và sử dụng năng lượng hiệu quả theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, việc xây dựng, phát triển các công trình xanh tại Việt Nam vẫn còn hạn chế.
Một trong những nguyên nhân chính khiến các chủ đầu tư e ngại đầu tư xây dựng công trình xanh là các chi phí tăng thêm như thiết kế và phân tích chuyên sâu, chi phí tư vấn xanh, thiết bị và vật liệu xanh, đánh giá và cấp chứng chỉ…
Để kiến trúc xanh trở thành xu thế trong kiến trúc hiện đại của Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam cũng đã và đang thực hiện công tác tuyên truyền, tôn vinh các công trình đạt kiến trúc xanh, tổ chức các khóa đào tạo nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ kiến trúc sư…
Kiến trúc xanh tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên của các vật liệu thuần tự nhiên truyền thống, các vật liệu ( đá ốp tường, đá tự nhiên ốp lát trang trí, cây xanh các loại, gỗ, tre, các vật dụng gia công từ thiên nhiên, các vật liệu xanh…) kết hợp hài hoà với nhau tạo nên một không gian sống đầy lý tưởng
Để sở hữu một công trình xanh đích thực thì cần tuân thủ các tiêu chí sau:
- Địa điểm bền vững
Mục tiêu của tiêu chí này nhằm tạo lập cảnh quan hài hòa, giảm thiểu tác động tiêu cực giữa công trình kiến trúc với cảnh quan xung quanh; đồng thời khai thác, phát huy những yếu tố tự nhiên phù hợp với môi trường sống của con người.
Địa điểm xây dựng phải phù hợp với quy hoạch, chức năng công trình hiện tại và khả năng phát triển trong tương lai. Đồng thời, khu đất xây dựng cần tuân thủ các quy định về quản lý quy hoạch, khu bảo vệ và các khoảng cách li đối với các công trình tại quy chuẩn xây dựng Việt Nam và quản lý quy hoạch có liên quan.
Trong quá trình xây dựng công trình, cần có những biện pháp giám sát những ô nhiễm do thi công gây ra và những ảnh hưởng đối với khu vực xung quanh.
Đề xuất các giải pháp quy hoạch, kiến trúc, công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác hại của thiên tai (lũ lụt, sạt lở đất, bão, lốc…)
Phục hồi, nâng cấp môi trường cảnh quan như tổ chức cây xanh, mặt nước, tiểu cảnh, kiến trúc công trình và công nghệ được áp dụng nhằm phục hồi và cải thiện điều kiện vi khí hậu và nâng cao giá trị cảnh quan tự nhiên khu vực.
- Sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả
Mục tiêu của tiêu chí này nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng, hạn chế tác nhân tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và giảm thiểu hiệu ứng nhà kính trong việc sử dụng tài nguyên đất đai, nước, năng lượng, vật liệu,…
Hoạch định kế hoạch sử dụng năng lượng và quỹ đất hợp lý, tiết kiệm trong xây dựng. Khai thác, sử dụng hiệu quả không khí, ánh sáng tự nhiên và tài nguyên nước; các vật liệu thân thiện môi trường.
Áp dụng công nghệ xanh trong thiết kế, thi công, xây dựng công trình kiến trúc, khu đô thị bảo đảm giảm thiểu tiêu hao năng lượng, chi phí và ô nhiễm môi trường.
- Chất lượng môi trường trong nhà
Cần thực hiện các giải pháp về bố cục không gian – hình khối – kết cấu – kiến trúc vỏ bao che nhằm tận dụng hết lợi thế của tự nhiên và tiết kiệm năng lượng.
Hệ thống thông gió tự nhiên cần được khai thác từ luồng gió tự nhiên, cung cấp không khí trong lành cho người sử dụng. Còn đối với hệ thống thông gió cơ khí cần giảm thiểu sử dụng các thiết bị tiêu thụ nhiều năng lượng, đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió trong nhà, đáp ứng yêu cầu về tiện nghi và sức khỏe cho người sử dụng.
- Kiến trúc tiên tiến, bản sắc
Tiêu chí này hướng tới nền kiến trúc tiến bộ gắn với kế thừa các giá trị truyền thống, tạo lập bản sắc kiến trúc Việt Nam.
Kiến trúc cảnh quan cần tương thích với nhu cầu sống, làm việc của con người trong xã hội phát triển, đồng thời giúp cho cộng đồng hướng tới các giá trị văn hóa của xã hội tương lại.
Kết hợp bảo tồn, kế thừa và khai thác các giá trị văn hóa, kiến trúc truyền thống, đặc trưng dân tộc, vùng, miền.
- Tính xã hội – nhân văn bền vững
Việc phát triển kiến trúc phải gắn với mục tiêu tạo lập, gìn giữ, nuôi dưỡng môi trường xã hội – nhân văn ổn định, bền vững.
Bảo đảm sự hòa nhập với yếu tố như: truyền thống văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, nếp sống… nhưng vẫn đáp ứng các nhu cầu vật chất cá nhân, cộng đồng, dân tộc.
Đảm bảo hài hòa lợi ích cộng đồng dân cư sở tại, không gây tác động tiêu cực, góp phần tạo lập sự ổn định và phát triển bền vững trong quá trình thiết kế, đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng công trình kiến trúc, khu đô thị.
Thiết kế kiến trúc xanh ngày một khẳng định vị thế của nó và thiết kế kiến trúc xanh sẽ là xu thế tất yếu của toàn cầu, đặc biệt trong hoàn cảnh thế giới phải đối mặt với nguy cơ và hiểm họa ngày càng tàn khốc do biến đổi khí hậu.
Sử dụng thiết kế kiến trúc xanh đem lại cho cuộc sống của chúng ta những lợi ích tuyệt vời
- Lợi ích kinh tế: Có rất nhiều lợi ích kinh tế từ thiết kế kiến trúc xanh, bao gồm giảm chi phí trong quá trình sử dụng công trình. Cụ thể giảm đáng kể hóa đơn chi phí vận hành bao gồm điện, nước, rác thải… và khả năng thu hồi số tiền đầu tư xây dựng nhanh hơn. Giá thành tài sản lúc này cũng tăng đáng kể so với một công trình xây dựng không mang tính bền vững, và khi ấy, kiến trúc xanh sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng
- Lợi ích sức khoẻ: Thiết kế nhà theo lối kiến trúc xanh sẽ tạo môi trường thân thiện cho con người ở nhiều khía cạnh, bao gồm: chất lượng không khí trong nhà tốt hơn, tối ưu hóa sự thoải mái mọi công năng trong công trình thiết kế kiến trúc.
- Lợi ích môi trường: Kiến trúc xanh thúc đẩy và bảo vệ các hệ sinh thái và đa dạng sinh học, nâng cao chất lượng không khí và nước, giảm chất thải rắn và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Theo các chuyên gia của Hội đồng xanh thế giới, nếu so sánh với một công trình thương mại thông thường, công trình xanh sẽ sử dụng ít hơn 26% ít năng lượng, chi phí bảo trì ít hơn 13% và lượng phát thải nhà kính ít hơn 33%.
- Lợi ích bảo trì: Thiết kế nhà theo kiến trúc xanh hạn chế được việc bảo trì đáng kể. Bởi vì nó thân thiện với môi trường, nó không cần phải sửa chữa thường xuyên và thậm chí sơn sẽ thường được thực hiện sau một thời gian dài sử dụng
Kiến trúc xanh mang lại hiệu quả thích thực và gần gủi với con người, là giải pháp tối ưu cho môi trường, xã hội hiện nay và những năm sắp tới.
ĐÁ TRANG TRÍ PHỐ ĐÁ ĐẸP LÀ ĐIỂM ĐẾN ĐÁNG TIN CẬY CHO QUÝ KHÁCH HÀNG TẠI ĐÀ NẴNG VÀ KHẮP MỌI MIỀN ĐẤT NƯỚC!!!
Nguồn: (TH/Thietkekinetruc.com; Tapchikientruc.com.vn; Cafeland.vn)
Đá Tự Nhiên/Đá Ốp Tường/Đá Trang Trí/Đá Lát Nền Sân Vườn/Đá Cubic