Vật liệu xây dựng Đà Nẵng hôm nay xin giới thiệu đến bạn đọc xu hướng trong xử lý hiện tượng thấm trong kết cấu xây dựng hiện nay, đó là sử dụng vật liệu chống thấm.

Theo nhận thức thông thường của người dân, khi thấy hiện tượng thấm nước trong ngôi nhà thi quy kết nguyên nhân là do vật liệu chống thấm hoặc do việc thi công chống thấm không đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc ngôi nhà có hiện tượng thấm là cả một vấn đề về hệ thống, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và vô cùng phức tạp.

Nếu chất lượng của kết cấu xây dựng kém, biến dạng lớn, thì khả năng chống thấm của nó rất thấp. Khi đó, nếu chỉ xử lý chống thấm toàn bộ bề mặt ngoài của kết cấu thì chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả. Việc chống thấm bề mặt ngoài của ngôi nhà không phải là biện pháp tối ưu, nhưng với bất kỳ vật liệu chống thấm hay công nghệ thi công nào nhất định đều có tính thích ứng.

VLXD.org Sudungvatlieutrongchongtham1
Mô tả các vị trí dễ bị thấm

Các phương pháp chống thấm truyền thống chủ yếu dùng để chống thấm cho mái nhà. Tuy nhiên, do sự mở rộng và phát triển không gian ngầm hiện nay, công tác chống thấm cho các hạng mục ngầm ngày càng phổ biến và được sự quan tâm đặc biệt của các chuyên gia xây dựng.

Sử dụng vật liệu chống thấm thân thiện môi trường, an toàn, tiết kiệm năng lượng và hiệu quả cao

Hiện nay, có 4 loại vật liệu chống thấm phổ biến là: màng bitum chống thấm, màng chống thấm PVC, vật liệu sơn cao phân tử, vật liệu sơn vô cơ, tuy nhiên chúng đều không thuộc loại vật liệu bảo vệ môi trường .

VLXD.org Sudungvatlieutrongchongtham2
Thi công chống thấm cho tầng hầm

Màng bitum chống thấm, với nguyên liệu chính là nhựa đường, là sản phẩm cuối cùng trong quá trìnhh lọc dầu, thành phần vô cùng phức tạp, chứa các chất có hại như benzen, metylbenzên, Anilin, phenol, Anthracen… trong đó có rất nhiều chất gây ung thư cho con người.

Ngoài ra, sau một thời gian dài sử dụng, nhựa đường gặp nước hoặc trời mưa, các chất độc hại sẽ hòa tan vào nước rồi thấm sâu vào lòng đất, gây ô nhiễm nước ngấm.

Màng chống thấm PVC
có chứa clo và chất dẻo dạng lỏng, trong quá trìnhh thi công và sử dụng một thời gian dài, do nhiệt độ cao, ánh nắng mặt trời chiếu vào sẽ xảy ra lão hóa và phân hủy, khí clo và chất dẻo thoát ra ngoài sẽ làm cho môi trường bị ô nhiễm.

Các vật liệu Polyurethane, Polyurea trong sơn, do chứa một lượng nhỏ phân tử tự do izoxianat, nên khi tiếp xúc với không khí sẽ gây ô nhiễm môi trường.

Các vật liệu sơn vô cơ chống thấm như EPDM, TPO, EVA, màng nhựa chống thấm cao phân tử, chống thấm kết tinh thẩm thầu… đều là những vật liệu chống thấm thân thiện với môi trường. Về công nghệ thi công, đối với vật liệu màng, nên chọn những công nghệ tự dính, hàn nhiệt… đối với vật liệu sơn nên chọn công nghệ quét, vừa đảm bảo an toàn, lại vừa hiệu quả.

Quan điểm chung hiện nay là trước tiên cần quan tâm tới tính năng của vật liệu, sau đó mới xem xét tới vấn đề xảy ra. Yêu cầu tính năng vật liệu càng cao càng tốt là một quan điểm sai laàm. Mục tiêu cuối cùng của vật liệu chống thấm là ứng dụng trên vật xây dựng hoặc kết cấu xây dựng, nhằm ngăn nước tác động và kết cấu chủ thể, đảm bảo trong thời gian dài không còn xuất hiện hiện tượng thấm nước.

Do hình dạng của vật xây dựng và các kết cấu không giống nhau, các hạng mục cần chống thấm đa dạng như mái nhà, phấn ngấm, bề mặt tường, cửa sổ… hiện trường thi công cũng tương đối phức tạp, môi trường nhiệt độ tại khu vực thi công khác nhau, nên đòi hỏi tính năng và công nghệ thi công vật liệu chống thấm phải đáp ứng mọi yếu tố phức tạp. Vật liệu chống thấm phải có tính bền lâu, chịu được nhiệt độ cao – thấp, có tính linh hoạt, chống rạn nứt, chống nấm mốc, chống ăn mòn, chống cháy, kích thước ổn định, thi công đơn giản và hiệu quả cao. Một điều quan trọng hơn nữa là các doanh nghiệp nên dựa trên những công trình thực tế để ứng dụng sản phẩm, như vậy mới có thể phát huy hiệu quả chống thấm ở mức cao nhất.

Đánh giá bài viết này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hotline
Hotline: 0901.920.920 - 0935.537.085 (Tư vấn khách hàng) - 0901.920.920 (Zalo hoặc Viber)